hát biểu tại Hội nghị triển khai Kế hoạch năm 2018 tổ chức ngày 22/12/2017 của Bộ TT&TT, ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, năm 2017 tiếp tục là một năm khó khăn của các nhà mạng trên toàn cầu khi doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản như các dịch vụ thoại, SMS tiếp tục suy giảm. Tại thị trường Việt Nam, các nhà mạng cạnh tranh quyết liệt, tuy nhiên công cụ chính trong cạnh tranh vẫn chủ yếu là giá vì thế Viettel liên tục phải điều chỉnh các chiến lược, chính sách cho phù hợp.
Tuy nhiên, kết quả sản xuất kinh doanh của Viettel vẫn đạt một số kết quả tương đối khả quan, cụ thể: doanh thu toàn tập đoàn đạt 249.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn đạt 43.936 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 41.142 tỷ đồng, tổng số thuê bao phát sinh lưu lượng trên toàn mạng đạt hơn 98 triệu thuê bao, trong đó có 32 triệu thuê bao tại thị trường nước ngoài.
"Trong bối cảnh việc sử dụng dịch vụ đang thay đổi nhanh chóng về cách thức sử dụng dịch vụ, số lượng người dùng các ứng dụng OTT như Viber, Zalo, WatShap, sử dụng các mạng xã hội ngày càng phổ biến trong cộng đồng, Viettel xác định cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm để thích ứng đối với sự biến đổi nhanh của thị trường viễn thông. Cụ thể, Viettel đi đầu về công nghệ, đưa nhanh công nghệ mới vào khai thác, kinh doanh và tập trung vào nghiên cứu sản xuất để làm chủ công nghệ lõi. Bên cạnh đó, Viettel đã tối ưu hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều chỉnh mô hình tổ chức, số hóa, hiện đại hóa các quy trình quản lý. Về công nghệ, Viettel là nhà mạng tiên phong triển khai mạng 4G với vùng phủ rộng khắp trên toàn quốc, phủ tới 98% dân số. Thời điểm hiện tại Viettel đã có 8 triệu người sử dụng dịch vụ 4G. Viettel đã xây dựng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt Viettel Pay với nền tảng là dịch vụ Bank Plus", ông Hoàng Sơn nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Sơn nhấn mạnh năm 2017 Viettel đã sản xuất thành công hệ thống vOCS 3.0 - hệ thống tính cước thời gian thực với dung lượng đáp ứng hơn 90 triệu thuê bao cho cả mạng di động và cố định tại thị trường Việt Nam. Viettel cũng đưa vào khai thác, vận hành hệ thống này từ quý I/22017. Do làm chủ về mặt công nghệ vOCS nên Viettel có thể dễ dàng chuyển đổi hệ thống khác khi có nhu cầu, ví dụ như làm các hệ thống công tơ điện tính giá theo khung thời gian khác nhau, hệ thống thu phí không dừng với nhiều tuyến đường ra vào khác nhau...
Về đầu tư nước ngoài, Viettel chính thức nhận giấy phép đầu tư kinh doanh thị trường thứ 10 là Myanmar. Hiện Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường ở 3 châu lục và đang gấp rút hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng để có thể cung cấp dịch vụ tại Myanmar vào quý I/2018.
Cũng tại Hội nghị triển khai kế hoặch năm 2018 của Bộ TT&TT, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT cho biết, năm 2017, VNPT đạt mức lợi nhuận trên 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2016, là năm thứ tư liên tiếp đạt lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước trên 20%. Năm 2017 cũng là năm VNPT phát triển mạnh thuê bao băng rộng tăng 4 triệu thuê bao, VNPT đã thay thế hầu hết mạng cáp đồng bằng cáp quang, thuê bao cáp quang băng rộng đã được cung cấp tới tận cấp xã.
"VNPT đã nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khách hàng, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ và xử lý sự cố cho khách hàng cá nhân rút ngắn còn 1 ngày, thời gian xử lý sự cố sau báo hỏng rút ngắn hơn 6 giờ, tỷ lệ cam kết với khách hàng doanh nghiệp tăng 13%, tỷ lệ hài lòng khách hàng tăng 6%. Các đơn vị công nghiệp của VNPT đã cung cấp thiết bị, sản phẩm cho các thị trường Lào, Myanmar, tỷ lệ nội địa hóa các thiết bị trên toàn mạng viễn thông của VNPT đạt hơn 80%. VNPT đã thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Myanmar chuẩn bị triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông và CNTT tại thị trường này, việc hợp tác với các doanh nghiệp lớn của quốc tế giúp VNPT tiếp cận giải pháp CNTT tiên tiến trên thế giới", ông Trần Mạnh Hùng nói.
Nguồn: http://ictnews.vn/kinh-doanh/viettel-dat-doanh-thu-khung-249-300-ty-dong-loi-nhuan-dat-43-936-ty-dong-162695.ict
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.