Năm 2016, Viettel ước đạt doanh thu 226.558 tỷ đồng và đạt lợi nhuận trước thuế 43.200 tỷ đồng. Như vậy, so với năm 2015 doanh thu của Viettel tăng 3.858 tỷ đồng.
Theo con số báo cáo thì năm 2016 là một năm tương đối khó khăn với Viettel, kinh doanh viễn thông và CNTT trong nước cạnh tranh mạnh mẽ. Tại một số thị trường nước ngoài tình hình chính trị bất ổn, chênh lệch tỷ giá USD biến động rất phức tạp ảnh hưởng nhiều đến đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, với chiến lược, cách đi đúng đắn và nhiều giải pháp đột phá, Viettel vẫn tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trên thị trường viễn thông trong nước về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, được thể hiện qua các con số rất đáng khích lệ, đều đạt cao và hoàn thành kế hoạch, Cụ thể, năm 2016, Viettel ước đạt doanh thu 226.558 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch và lợi nhuận trước thuế 43.200 tỷ đồng, hoàn thành 101% kế hoạch và nộp ngân sách 40.396 tỷ đồng. Như vậy, nếu so với năm 2015, doanh thu năm 2016 của Viettel tăng 3.858 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại giảm 2600 tỷ đồng. Năm 2016, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu của Viettel là 34,1%, hoàn thành 100,4% kế hoạch.
Hiện Viettel đang được xem là hình mẫu thành công của Việt Nam về đầu tư nước ngoài.
Trong năm 2016, Viettel thát triển thêm được 7,4 triệu thuê bao, lũy kế toàn mạng 90 triệu thuê bao (trong nước 62,3 triệu; nước ngoài 27,7 triệu thuê bao).
Cùng với việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, Viettel tiếp tục được Đảng, Chính phủ, Bộ Quốc phòng tin tưởng, giao nhiều trọng trách quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thiết bị, đảm bảo an toàn an ninh mạng… để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể Viettel đã tự xây dựng các giải pháp an toàn thông tin để bảo vệ toàn diện cho mạng lưới và bảo vệ khách hàng. Ngoài ra còn cung cấp giải pháp an toàn thông tin cho các Bộ, ngành, Chính phủ và các tập đoàn lớn. Việc triển khai sâu, rộng cho khách hàng sẽ giúp thu thập, nắm bắt sớm các nguy cơ về an toàn thông tin để đưa ra các biện pháp đối phó nhằm đảm bảo an toàn thông tin ở mức quốc gia. Hiện tại, Viettel đã triển khai hiệu quả giải pháp giám sát và bảo vệ 24/7 cho 25 website của Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 85 website của các đơn vị trong Bộ Quốc phòng. Sau sự cố tin tặc tấn công Vietnam Airlines ngày 29/7/2016, Viettel đã triển khai hệ thống giám sát và bảo vệ 24/7 cho Vietnam Airlines.
Với mục tiêu đến năm 2020, 70% hạ tầng viễn thông của Viettel sẽ do Viettel làm chủ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất tất cả các thành phần từ mạng lõi, mạng truyền dẫn đến mạng truy nhập, không phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào. Đến năm 2018, cơ bản thiết bị mạng lõi trong mạng Viettel sẽ được thay thế bằng thiết bị do Viettel nghiên cứu sản xuất. Hiện nay, Viettel đã sản xuất được và đưa vào vận hành trong mạng hệ thống quản lý thuê bao, hệ thống tổng đài chuyển mạch 3G, hệ thống tổng đài tin nhắn kết hợp với hệ thống chặn lọc tin nhắn rác. Đây được ví như là trái tim và bộ não của hạ tầng mạng viễn thông. Đối với thiết bị trạm thu phát vô tuyến 4G eNodeB, Viettel đã sản xuất chế thử thành công, hỗ trợ được các tính năng cơ bản tương đương với các nhà cung cấp thiết bị khác. Thiết bị mạng lõi 4G EPC và thiết bị truyền dẫn Site Router đang được triển khai nghiên cứu. Đồng thời Viettel tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất thiết bị quân sự.
Hiện Viettel đang được xem là hình mẫu thành công của Việt Nam về đầu tư nước ngoài. Tại 9 nước Viettel đã kinh doanh thì tất cả các nước đã kinh doanh trên 3 năm đều có lãi, đều nằm trong top 2 công ty lớn nhất. Cá biệt có những nước như Peru, Burundi thì sau 2 năm kinh doanh đã có lãi. Hiện nay chỉ còn hai nước lỗ là Cameroon và Tanzania, do mới đưa vào kinh doanh được 1-2 năm. Nếu như ở Việt Nam, Viettel lập kỷ lục của thế giới là trong vòng 4 năm, từ nhà mạng thứ 4, vươn lên thứ nhất. Thì tại Campuchia - thị trường nước ngoài đầu tiên, Viettel chỉ mất 3 năm, tại Mozambique - thị trường nước ngoài thứ tư, Viettel mất 1 năm và tại Burundi - thị trường thứ 9 chúng tôi chỉ mất 6 tháng để có được vị trí số 1. Đến nay, trong tổng số 9 thị trường đã kinh doanh, Viettel đứng ở vị trí số 1 tại 5 thị trường là: Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique và Burundi. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của các thị trường đều đạt 20-30%, cao gấp gần 10 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành viễn thông trên thế giới.
Nguồn: http://ictnews.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/viettel-dat-doanh-thu-khung-226-558-ty-dong-trong-nam-2016-147153.ict
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.