Bà Lê Thị Nghĩa, thứ trưởng Bộ GD&ĐT tặng hoa cho các tác giả lọt vào vòng chung kết giải thưởng "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2016 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH |
Tới dự lễ trao giải có ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; ông Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết, BCH TƯ Đảng, Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội sinh viên VN; bà Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; ông Tăng Hữu Phong - Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ; ông Võ Văn Thành Nghĩa - Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long và các nhà giáo dục, nhà khoa học trong ban giám khảo của chương trình.
Ba công trình, sáng kiến tiêu biểu đã được lựa chọn từ 16 công trình, sáng kiến của vòng chung kết (15 công trình, sáng kiến do ban giám khảo lựa chọn và 1 công trình, sáng kiến được bình chọn nhiều nhất).
Đó là: sáng kiến “Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học” của tác giả Lê Thị Bé Nhung - Trường THPT Phan Ngọc Tòng, Bến Tre;
Công trình “Ứng dụng Công nghệ mô phỏng Thực tại ảo 3D xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên khối ngành khoa học sức khỏe” của nhóm tác giả: Lê Văn Chung, Trịnh Hiệp Hòa, Lê Khắc Triều Hưng, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Lương Thọ, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng;
Công trình “Thiết kế, chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Quốc Huy, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Mỗi công trình, sáng kiến tiêu biểu sẽ được nhận kỷ niệm chương của Đoàn TNCS HCM, giấy chứng nhận của chương trình và phần thưởng trị giá 100 triệu đồng.
Đây là các công trình, sáng kiến được ban giám khảo đánh giá cao về sự mới mẻ, thiết thực và có khả năng ứng dụng rộng rãi vào hoạt động dạy học, hướng tới mục tiêu đổi mới GD-ĐT.Theo các thành viên ban giám khảo, trong số các công trình, sáng kiến được lựa chọn vào chung kết, nhiều công trình, sáng tạo đã có cả tính thương mại. Có nghĩa đó là những sản phẩm có thể nhân rộng được ở ngoài thị trường, ứng dụng rộng rãi vào hoạt động dạy học.
Ông Tăng Hữu Phong - Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (bên phải) và ông Võ Văn Thành Nghĩa - Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long (bên trái) tặng hoa cảm ơn các chuyên gia trong ban sơ khảo và ban chung kết chương trình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH |
Chương trình Trí thức trẻ với Giáo dục do báo Tuổi Trẻ, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Bộ GD-ĐT và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức trong hơn 5 tháng qua đã nhận được 267 công trình, sáng kiến từ 49 tỉnh, thành phố.
Nhiều công trình, sáng kiến hướng tới việc thiết kế chế tạo các mô hình, thiết bị phục vụ dạy học theo phương pháp mới, phát huy năng lực, kĩ năng của học sinh, sinh viên.
Thành công của chương trình mùa đầu tiên này là tiền đề cho chương trình Trí thức trẻ vì Giáo dục của các năm tiếp theo, tạo nên một sân chơi trí tuệ thường niên cho người trẻ thể hiện tâm huyết, trí tuệ với giáo dục.
Đồng chí Lê Quốc Phong - Uỷ viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn TNCSHCM phát biểu khai mạc buổi lễ trao giải - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH |
Ông Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết, BCH TƯ Đảng, Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội sinh viên VN:
Hãy tiếp tục để hiện thực hóa tâm huyết
Việc tổ chức Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục là một sân chơi mới cho trí thức trẻ phát huy năng lực, tâm huyết cho việc đổi mới giáo dục.
Tuy với yêu cầu khó nhưng chương trình đã thu hút được đông đảo trí thức trẻ tham dự với nhiều công trình, sáng kiến được đầu tư công phu, có giá trị thực tiễn, có ý nghĩa góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy và học.
“Tôi đề nghị các tác giả có công trình, sáng kiến tiêu biểu được trao giải hôm nay tiếp tục nghiên cứu để hiện thực hóa tâm huyết của mình”, ông Phong nhấn mạnh.
|
* Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Bộ GD-ĐT sẽ có trách nhiệm
Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục sẽ gợi mở để có nhiều hơn nữa những người trẻ đóng góp tâm huyết, trí tuệ cho sự nghiệp GD.
“Trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, ngành GD-ĐT rất cần sự đóng góp của các trí thức trẻ”, bà Nghĩa chia sẻ. Bà Nghĩa cũng khẳng định sẽ có trách nhiệm xem xét, nghiên cứu các công trình, sáng kiến tốt để có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy học.
* Ông Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Long:
Thách thưc lớn
Năm đầu tiên chúng tôi gặp rất nhiều thách thức. Cụ thể là thời gian để các tác giả tham gia hạn chế, chương trình cần phải có một ban giám khảo có uy tín, nội lực để đưa ra một quyết định sáng suốt đối với các công trình, sáng kiến ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Nhưng chúng tôi đã được sự hưởng ứng của nhiều trí thức trẻ với số lượng công trình, sáng kiến khá lớn, đối tượng dự thi đa dạng, công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thành công này tạo tiền đề tốt để chương trình tiếp tục triển khai vào các năm sau tốt hơn.
|
TT
|
Tên công trình, sáng kiến
|
Tác giả /
Nhóm tác giả
|
Đơn vị
|
I
|
Công trình, sáng kiến do Ban sơ khảo lựa chọn
| ||
1
|
Áo kiến thức
|
Ma Quốc Đảo
|
TP. Hồ Chí Minh
|
2
|
Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học
|
Lê Thị Bé Nhung
|
Bến Tre
|
3
|
Bộ tiêu bản phục vụ giảng dạy môn sinh học ở trường THPT
|
Vũ Thị Bích Huyền
Trần Hữu Phong
|
Hà Nội
|
4
|
Công cụ giám sát học tập Supervicon phục vụ quản lý và đánh giá chất lượng giờ học
|
Nguyễn Minh Quang
|
Cần Thơ
|
5
|
Vận dụng tối ưu dạy học tích hợp định hướng phát triển năng lực người học
|
Nguyễn Anh Đức
|
Ninh Bình
|
6
|
Ứng dụng Công nghệ mô phỏng Thực tại ảo 3D xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho Sinh viên và Giảng viên khối ngành khoa học sức khỏe
|
Lê Văn Chung
Trịnh Hiệp Hòa
Lê Khắc Triều Hưng
Nguyễn Minh Đức
Nguyễn Lương Thọ
|
Đà Nẵng
|
7
|
Nghiên cứu chiết tách Anthocyanin từ hoa dâm bụt ứng dụng làm giấy chỉ thị an toàn trong phân tích hóa học
|
Nguyễn Thị Thùy Linh
Vũ Thị Thu Thùy
|
Hà Nội
|
8
|
Phần mềm "Trợ thủ học tập" ứng dụng trên di động
|
Phạm Nguyễn Anh Ngữ
|
Hậu Giang
|
9
|
Thiết kế, chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông
|
Nguyễn Quốc Huy
|
Hà Nội
|
10
|
Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài thực hành hóa học ở trường THPT theo mô hình định hướng sản phẩm
|
ThS Đặng Thị Thu Minh
|
Bắc Giang
|
11
|
Hệ thống báo kết quả tự động phục vụ bài bắn chuyên ngành Cảnh sát đặc nhiệm
|
Trương Đức Thuận
|
ĐTN Bộ Công an
|
12
|
Bộ bàn ghế học sinh với các ứng dụng thông minh
|
Đoàn Trần Đức Hải
|
Hà Nội
|
13
|
Ứng phó biến đổi khí hậu - mô hình dạy và học định hướng phát triển bền vững
|
Vũ Bích Phương
Phạm Thị Hoa
|
Hà Nội
|
14
|
Xây dựng học liệu tiếng anh chủ đề bảo vệ tài nguyên môi trường biển hải đảo
|
Phạm Ngọc Đức
Phan Thị Thanh Huyền
Nguyễn Thị Thu Trang
Võ Thùy Dương
Nguyễn Vi Hạ
|
Hà Nội
|
15
|
Máy tính bỏ túi
|
Hoàng Hồ Nam
|
Bình Phước
|
II
|
Công trình, sáng kiến được bình chọn
|
Thừa Thiên Huế
| |
16
|
Mô hình xây dựng CLB Tim mạch định hướng chuyên khoa cho sinh viên Y Dược
|
Thừa Thiên Huế
|
Các vị đại biểu trao tặng bằng khen và hoa cho ba tác giả và nhóm tác giả có các công trình xuất sắc nhất tại lễ trao giải chương trình "tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2016 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH |
Ba tác giả và nhóm tác giả có các công trình xuất sắc nhất tại lễ trao giải chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2016 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH | Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20161114/trao-thuong-chuong-trinh-tri-thuc-tre-vi-giao-duc-nam-2016/1219180.html |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.