Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

Giá xăng lại thêm một lần giảm mạnh từ 15h 12/12

 

Mức giảm với xăng E5 RON 92 là 1.330 đồng/lít, xăng RON 95 là 1.500 đồng/lít. Giá các loại dầu cũng giảm dao động 1.540-1.660 đồng/lít.

Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương vừa thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 15h, ngày 12/12. Ngày điều chỉnh giá xăng dầu thông thường vào ngày 1, 11, 21 hàng tháng, tuy nhiên, ở kỳ điều chỉnh lần này, ngày 11/12 rơi vào chủ nhật nên kỳ điều chỉnh giá xăng dầu chuyển sang thứ hai.

Tại đợt điều chỉnh này, giá xăng E5 RON 92 giảm 1.330 đồng/lít, còn 20.340 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 1.500 đồng/lít, còn 21.200 đồng/lít. Như vậy, giá xăng dầu đã giảm lần thứ 3 liên tiếp.

Trong khi đó, giá dầu hỏa giảm 1.660 đồng/lít xuống còn 21.900 đồng/lít, dầu diesel giảm 1.540 đồng/lít còn 21.670 đồng/lít, dầu mazut giảm 937 đồng/kg xuống 13.016 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành lần này, liên bộ ngừng chi quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 400 đồng/lít, dầu diesel 800 đồng/lít, dầu hỏa 500 đồng/lít, dầu mazut 500 đồng/kg.

Giá xăng lại thêm một lần giảm mạnh - 1

Từ đầu năm, giá xăng giảm tổng cộng 15 lần, tăng 16 lần (Ảnh: Mạnh Quân).

Vừa qua, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu xuống mức sàn 1.000 đồng/lít đến 1/1/2024, thay vì sẽ trở về mức 4.000 đồng/lít từ năm 2023.

Với việc giảm mức thuế như đề xuất và giả định các yếu tố khác cấu thành giá cơ sở xăng dầu không thay đổi so với kỳ điều hành ngày 21/11 thì đối với xăng, sẽ góp phần làm giảm giá bán lẻ xăng bao gồm cả phần giảm thuế GTGT tương ứng 3.300 đồng/lít.

Theo Bộ Tài chính, do giá bán lẻ xăng dầu trong nước phụ thuộc chủ yếu vào giá xăng dầu thành phẩm thế giới nên mức giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ phụ thuộc vào tình hình biến động của giá xăng dầu thành phẩm thế giới. Tuy nhiên, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu cũng sẽ góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu vẫn còn ở mức cao.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

Shopee, Lazada, Tiki không phải nộp thuế hộ người bán

 Theo Nghị định 91 mới ban hành, tổ chức là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử chỉ có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia bán.

Chính phủ vừa đã ban hành Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế. Nghị định 91 có hiệu lực từ ngày 30/10.

Theo đó, Nghị định 91 bổ sung quy định, tổ chức là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử (TMĐT) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT.

Nhóm thông tin này bao gồm tên người bán hàng; mã số thuế/số định danh cá nhân/CMND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ; số điện thoại liên lạc; doanh thu bán hàng thông qua các chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn.

Hoạt động cung cấp các thông tin được thực hiện định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau. Các sàn TMĐT sẽ cung cấp thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo định dạng dữ liệu do cơ quan này công bố.

Việc ban hành Nghị định 91 đồng nghĩa các sàn TMĐT không phải nộp thuế thay người bán mà chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng.

Các sàn TMĐT nay chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan thuế. Ảnh: Lazada.
san thuong mai dien tu,  cung cap thong tin anh 1

Các sàn TMĐT nay chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan thuế. Ảnh: Lazada.

Trước đó hồi tháng 9, Bộ Tài chính từng đề xuất yêu cầu các sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến phải khai thay và nộp thay thuế cho cá nhân kinh doanh trong tờ trình Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định 126/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Bộ Tài chính cho rằng việc yêu cầu các sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến kê khai và nộp thuế thay cho người bán phù hợp với quy định tại Nghị định 85/2021.

Theo đó, Nghị định này quy định rõ chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật Việt Nam của người bán nước ngoài khi tham gia sàn; là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng; lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn theo quy định của pháp luật về kế toán; và liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho rằng quy định này không trái với các quy định hiện hành về thuế, bởi mọi hoạt động mua bán, từ khâu đặt hàng, vận chuyển, thanh toán, giải quyết khiếu kiện về hàng hóa, dịch vụ… đều được thực hiện thông qua sàn, người mua hàng chỉ thực hiện các giao dịch thông qua sàn.

Do đó, có thể hiểu sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến tham gia trực tiếp, đóng vai trò quyết định đối với từng giao dịch mua bán và nắm được thông tin về doanh thu của người bán.

Bộ Tài chính cũng cho biết Tổng cục Thuế đã triển khai thu thập thông tin, tài liệu tại một số sàn giao dịch TMĐT. Qua kiểm tra thực tế, các sàn có chức năng đặt hàng trực tuyến đều nắm được thông tin liên quan đến công tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh trên sàn. Do đó, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… có đủ khả năng để khai thay và nộp thay thuế cho các cá nhân kinh doanh trên sàn.

Mới đây, trong công văn phúc đáp Công văn số 3434/TCT-DNNCN của Tổng cục Thuế về “Khảo sát thông tin dữ liệu cung cấp thông tin của các sàn thương mại điện tử”, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) cho rằng các sàn TMĐT là động lực quan trọng nhất góp phần phát triển TMĐT tại Việt Nam, góp phần cho công cuộc chuyển đổi số, tạo hàng triệu việc làm mỗi năm và đóng góp không nhỏ vào ngân sách thông qua các loại thuế.

Dẫu vậy, hoạt động của các sàn còn khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn, chi phí hoạt động cao nhưng hầu hết vẫn lỗ. Do đó, VECOM đề nghị Tổng cục Thuế và các cơ quan quản lý lưu ý thực tế này, giảm tối đa các gánh nặng chi phí, gánh nặng tuân thủ, tạo điều kiện cho các sàn TMĐT phát triển.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022

Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp ngày 1/11

 

Từ chiều 1/11, giá xăng E5 RON 92 tăng 380 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel 290 tăng đồng/lít, dầu hỏa tăng 120 đồng/lít, dầu mazut tăng 190 đồng/kg.

Cụ thể, giá xăng dầu mới trên sẽ được áp dụng từ 15h hôm nay (1/11), khi liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu.

Tại đợt điều chỉnh lần này, giá xăng E5 RON 92 tăng 380 đồng/lít, lên 21.870 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít, lên 22.750 đồng/lít. Tương tự, giá dầu hỏa tăng 120 đồng/lít, lên 23.780 đồng/lít; dầu diesel tăng 290 đồng/lít, lên 25.070 đồng/lít. Dầu mazut tăng 190 đồng/kg lên 14.080 đồng/kg.

Như vậy, xăng dầu đã có lần tăng giá thứ 3 liên tiếp. Tại kỳ điều hành này, liên bộ ngừng chi quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 ở mức 200 đồng/lít, xăng RON 95 là 300 đồng/lít, dầu mazut 500 đồng/kg, không trích lập với dầu diesel và dầu hỏa.

Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp - 1

Bộ Tài chính đang đề nghị giao toàn diện phần xăng dầu về Bộ Công Thương, kể cả việc quyết định về giá và chi phí định mức, để đảm bảo nguồn cung chủ động (Ảnh: Mạnh Quân).

Liên quan đến diễn biến mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính rà soát và điều chỉnh mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức… theo mức phù hợp với thực tế phát sinh thời gian vừa qua để tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở xăng dầu. Việc này nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước.

Bộ Tài chính được đề nghị chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện việc thông quan hàng hóa xăng dầu để kịp thời bổ sung nguồn hàng từ nguồn nhập khẩu cho thị trường trong nước.

Bộ Công Thương cũng gửi văn bản tới Ngân hàng Nhà nước, đề nghị có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nâng hạn mức tín dụng, tiếp cận lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp tăng nguồn lực tài chính, giảm chi phí để nhập khẩu hoặc mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện về thủ tục vay vốn, mua ngoại tệ để nhanh chóng thực hiện các thủ tục mua xăng dầu nhằm kịp thời bổ sung nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/gia-xang-tang-lan-thu-3-lien-tiep-20221101141353517.htm

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

Giá xăng dầu đồng loạt tăng tiếp từ chiều nay 21/10

 

Chiều 21/10, giá xăng E5 RON 92 tăng 200 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 340 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel tăng 600 đồng/lít, dầu hỏa tăng 840 đồng/lít.

Từ 15h chiều nay, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Cụ thể, tại đợt điều chỉnh lần này, giá xăng E5 RON 92 tăng 200 đồng/lít, lên 21.490 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 340 đồng/lít, lên 22.340 đồng/lít.

Tương tự, giá dầu hỏa tăng 840 đồng/lít, lên 23.660 đồng/lít; dầu diesel tăng 600 đồng/lít, lên 24.780 đồng/lít; riêng dầu mazut giảm 200 đồng/kg, xuống 13.890 đồng/kg.

Như vậy, xăng dầu đã có lần tăng giá thứ 2 liên tiếp. Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã quyết định giữ nguyên trích lập quỹ bình ổn xăng dầu mỗi lít xăng từ 200 đến 400 đồng. Với dầu mazut, trích lập quỹ 200 đồng/kg; với dầu hỏa và dầu diesel không trích lập cũng không chi sử dụng quỹ bình ổn.

Theo khảo sát của Dân trí, thời điểm trước giờ điều chỉnh giá xăng, các cây xăng trên địa bàn Hà Nội vẫn hoạt động bình thường, lượng khách tăng không đột biến. Một số người dân phản ánh khó mua được xăng từ chiều 20/10, tuy nhiên, hiện tượng này không phổ biến và chỉ xảy ra ở một số cây xăng nhỏ lẻ.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng tiếp từ chiều nay - 1

Người dân tranh thủ đổ xăng trước giờ điều chỉnh giá (Ảnh: Văn Hưng).

Liên quan đến diễn biến mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính rà soát và điều chỉnh mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức… theo mức phù hợp với thực tế phát sinh thời gian vừa qua để tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở xăng dầu. Việc này nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước.

Bộ Tài chính được đề nghị chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện việc thông quan hàng hóa xăng dầu để kịp thời bổ sung nguồn hàng từ nguồn nhập khẩu cho thị trường trong nước.

Bộ Công Thương cũng gửi văn bản tới Ngân hàng Nhà nước, đề nghị có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nâng hạn mức tín dụng, tiếp cận lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp tăng nguồn lực tài chính, giảm chi phí để nhập khẩu hoặc mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện về thủ tục vay vốn, mua ngoại tệ để nhanh chóng thực hiện các thủ tục mua xăng dầu nhằm kịp thời bổ sung nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, trời chuyển rét từ cuối tuần này 9/10

 Các tỉnh vùng núi, trung du Bắc Bộ có thể chuyển rét, vùng đồng bằng chuyển lạnh trong đợt không khí lạnh có thể tràn xuống nước ta vào cuối tuần này.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ nay đến 10/10, miền Bắc liên tiếp đón các đợt không khí lạnh tràn xuống.

Dự báo từ đêm nay (3/10), không khí lạnh yếu sẽ tăng cường xuống nước ta, sau đó duy trì cường độ ổn định, khoảng 6-7/10, không khí lạnh được tăng cường trở lại. Khoảng 9-10/10, không khí lạnh tiếp tục tràn xuống nước ta với cường độ mạnh hơn.

Do tác động của không khí lạnh kết hợp với trường gió đông nam nên từ chiều tối ngày nay đến ngày mai (4/10), khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm. Khu vực Hà Nội từ chiều tối ngày 3/10 đến ngày 4/10 có lúc có mưa rào và dông.

Tiền Phong Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh có khả năng gây rét. 1
Tiền Phong Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh có khả năng gây rét. 1© Tiền Phong

Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh có khả năng gây rét.

Từ ngày 7-10/10, do tác động của không khí lạnh kết hợp với rãnh áp thấp nên các tỉnh miền Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Riêng đợt không khí lạnh tăng cường từ ngày 9-10/10 sẽ khiến nền nhiệt giảm mạnh. Các tỉnh trung du, vùng núi Bắc Bộ trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất tại Lạng Sơn từ ngày 9-13/10 là 16-19 độ, vùng đồng bằng chuyển lạnh với nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội từ 10-13/10 là 18-21 độ.

Dự báo sang nửa cuối tháng 10, không khí lạnh sẽ tiếp tục gia tăng cường độ và tần suất.

Tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, từ chiều tối nay đến ngày mai tiếp tục có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm. Dự báo mưa dông ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày tới.

Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh từ 8-10/10 có khả năng đón mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Các tỉnh Quảng Bình - Thừa Thiên Huế từ ngày 11-13/10 có khả năng xuất hiện mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong mưa dông đề phòng lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Tình hình mưa lũ các tỉnh Thanh Hóa – Hà Tĩnh

Dự báo trong đêm nay và ngày mai (3-4/10), lũ hạ lưu sông Cả tiếp tục xuống chậm. Trong hôm nay (3/10), trên các sông ở Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ các sông nhỏ, thượng lưu sông Mã lên mức BĐ1, hạ lưu sông Mã ở dưới mức BĐ1.

Tình trạng ngập lụt tại các huyện Quỳnh Lưu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam Đàn (Nghệ An) giảm dần.

Do mưa lớn kéo dài, nguy cơ xảy ra sạt lở đất ở trung du, vùng núi, ven sông tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, đặc biệt tại các huyện: Quan Sơn, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Thạch Thành (Thanh Hóa); Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương (Nghệ An). Đề phòng sự cố các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Ảnh hưởng của bão số 3, miền Bắc đón mưa lớn từ 25-26/8

 

Hồi 19 giờ ngày 24/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 115,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 540km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 170km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 07 giờ ngày 25/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 112,5 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 500km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/giờ), giật cấp 15.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 19 giờ ngày 25/8, vị trí tâm bão ở khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 150km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.  
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 36 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 111,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.    
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: do ảnh hưởng của bão, khu vực phía Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15; sóng biển cao từ 6,0-8,0m; biển động dữ dội.
Ở khu vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) từ khoảng trưa ngày 25/8 gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao từ 2,0-3,0m. Biển động mạnh.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ chiều ngày 25/8, khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh khả năng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; khu vực Hải Phòng, Lạng Sơn khả năng có gió giật cấp 6-7.
Cảnh báo mưa lớn: từ chiều ngày 25/8 đến đêm 26/8, ở khu vực Bắc Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to và dông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; Thanh Hóa 50-100mm, có nơi trên 150mm.
  Bản tin tiếp theo phát lúc 23h00 ngày 24/8.
Tin phát lúc: 20h00

Nguồn: https://nchmf.gov.vn/Kttv/vi-VN/1/tin-bao-khan-cap-con-bao-so-3-post28816.html

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2022

Cáp quang biển vừa gặp sự cố ngày 26/7

 Tuyến cáp quang biển APG đi quốc tế gặp sự cố, dẫn đến tốc độ kết nối Internet không ổn định. Đơn vị vận hành đang tìm cách sớm khắc phục.

Một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway (APG) gặp sự cố vào 15h, chiều ngày 26/7. Vấn đề nêu trên khiến đường truyền mạng của người dùng trong nước, đi các trang web quốc tế bị ảnh hưởng.

Cụ thể, vị trí xảy ra sự cố được phía đối tác nghi ngờ tại nhánh S3, cách trạm cập bờ Chongming, Trung Quốc 427 km. Do đó, trong giai đoạn hiện tại, một số dịch vụ truy cập Internet của người dùng sẽ bị chậm đi. Ngoài ra, việc đường dây APG không ổn định tạo áp lực lên những tuyến cáp biển khác đi quốc tế.

Đơn vị vận hành tuyến cáp quang biển nêu trên cho biết đang kiểm tra và tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành chưa được công bố.

Lần thứ 2 tuyến cáp biển APG gặp sự cố trong năm 2022. Ảnh: Geo Engineer.
Cap quang bien lai dut anh 1

Lần thứ 2 tuyến cáp biển APG gặp sự cố trong năm 2022. Ảnh: Geo Engineer.

Tuyến cáp APG có tổng dung lương 54,8 Tb/s, được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016. Tuyến cáp này có chiều dài khoảng 10.400 km, với nhiều điểm kết nối các khu vực tại châu Á. Tuyến cáp này có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT Telecom và CMC Telecom. Tuyến cáp này được đánh giá có tốc độ đường truyền lớn và ổn định cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Đây là lần thứ 2 tuyến APG gặp sự cố trong năm nay. Vào tháng 4, tuyến cáp quang biển này gặp sự cố đứt sợi trên phân đoạn S1.7, cách khu vực Đông Nam Á khoảng 910 km. Năm ngoái, đường truyền mạng nêu trên cũng có 4 lần gặp sự cố và mất nhiều tháng để sửa chữa, khôi phục.

Tại sự kiện Ngày Internet Việt Nam diễn ra tháng 12/2021, vấn đề độ ổn định và chất lượng cáp quang cũng được đưa ra bàn luận. Theo đại diện của Viettel Networks, trong 5 năm gần đây, các tuyến cáp quang biển Việt Nam ra khu vực bị đứt trung bình 10 lần mỗi năm, mỗi lần trục trặc kéo dài một tháng. Do vậy, các doanh nghiệp chỉ sử dụng được khoảng 3/4 các tuyến cáp.

Đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) nhận định lưu lượng truy cập Internet nước ngoài hiện lớn hơn nhiều so với trong nước. Các tuyến cáp biển gặp sự cố sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ Internet. Các nhà mạng, một mặt đã tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới, mặt khác cũng tìm cách tăng lưu lượng Internet trong nước.

Các khách mời tại phiên tọa đàm cho rằng ngoài việc mở rộng số lượng tuyến cáp, các doanh nghiệp trong nước cần đặt dung lượng dự phòng lớn hơn, đẩy mạnh sử dụng sản phẩm công nghệ trong nước.

Nguồn: https://zingnews.vn/cap-quang-bien-vua-gap-su-co-post1339542.html